Phân bố Lạc_đà_hai_bướu_hoang_dã

Thời cổ đại, lạc đà hai bướu hoang dã sinh sống từ khu vực thuộc vòng cung lớn của Hoàng Hà kéo dài về phía tây tới các sa mạc Nội Mông và xa hơn tới tây bắc Trung Quốc và miền trung Kazakhstan. Trong thế kỷ 19, do săn bắn để lấy da và thịt, nên sự hiện diện của nó được ghi nhận trong các khu vực hoang vu của các sa mạc Taklamakan, KumtagGobi ở Trung Quốc và Mông Cổ. Trong thập niên 1920, chỉ còn lại các quần thể vết tích được ghi nhận tại Mông Cổ và Trung Quốc.[2]

Hiện nay chỉ có khoảng 1.000 cá thể của loài này còn sinh tồn.[10] Phần lớn sinh sống trong Khu bảo tồn Tự nhiên Quốc gia Lạc đà hoang dã Lop Nur ở Trung Quốc, và một quần thể nhỏ hơn sống ở Khu bảo tồn nghiêm ngặt Đại Gobi ở tây nam Mông Cổ.[11] Ngoài ra, còn có các quần thể nhỏ khác tại Khu bảo tồn Tự nhiên Quốc gia Altun Shan (1986) ở trấn Nhược Khương, tại Khu bảo tồn Tự nhiên Aksai Annanba (1992) và tại Khu bảo tồn Tự nhiên Dunhuang Wanyaodun (nay là Khu bảo tồn Lạc đà hoang dã Dunhuang Xihu) tiếp giáp với khu bảo tồn tại Qakilik (2001) và khu bảo tồn tại Mazongshan tiếp giáp với khu bảo tồn tại Mông Cổ, tất cả đều ở Trung Quốc.[12]